Tính bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong mọi ngành công nghiệp hiện nay, kể cả trong ngành xây dựng. Chương trình chứng nhận LEED - Lãnh đạo trong Thiết kế Năng lượng và Môi trường do Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ (USGBC) phát triển, đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho các hoạt động xây dựng xanh. Chứng nhận LEED ngày càng trở nên quan trọng trong Quản lý dự án. Bài viết này khám phá tầm quan trọng của LEED, vai trò của quản lý dự án trong quá trình chứng nhận và các chiến lược để triển khai thành công.
Mục lục
Giới thiệu về chứng nhận LEED
Chứng nhận LEED là gì? Tầm quan trọng của LEED
LEED là viết tắt của Leadership in Energy and Environmental Design.Đây là một hệ thống đánh giá và chứng nhận quốc tế dành cho các công trình xây dựng xanh, được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) United States Green Building Council (USGBC). LEED đặt ra những tiêu chuẩn toàn cầu áp dụng cho việc xây dựng các công trình có hiệu suất tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Chứng nhận LEED không chỉ là chứng chỉ công nhận, mà còn xây dựng bộ quy tắc mang tính bền vững hướng tới việc bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhận thức về môi trường đối với các nhà phát triển và chủ sở hữu tòa nhà.
Một công trình đạt được chứng nhận LEED, điều đó có nghĩa là công trình đó được thiết kế, xây dựng và vận hành một cách bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tối đa hóa lợi ích cho người sử dụng. Các công trình đạt chứng chỉ LEED thường có giá trị cao, thu hút được nhiều khách hàng và nhà đầu tư hơn, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường bất động sản quốc tế.
Các cấp độ chứng nhận LEED: Certified, Silver, Gold, Platinum
Chứng nhận LEED có 4 cấp độ là Certified, Bạc, Vàng và Bạch kim. Để đạt được các chứng nhận theo từng cấp độ, các dự án cần tích lũy điểm tương ứng theo các tiêu chí đánh giá của LEED. Khi dự án được chấm điểm, dự án sẽ đạt một trong 4 cấp độ đã nêu, cụ thể:
- Chứng nhận Certified: 40 - 49 điểm, cấp độ cơ bản.
- Chứng nhận Bạc (Silver): 50 - 59 điểm, hiệu suất bền vững cao hơn.
- Chứng nhận Vàng (Gold): 60 - 79 điểm, phát triển bền vững tiên tiến.
- Chứng nhận Bạch kim (Platinum): Trên 80 điểm, vị trí “lãnh đạo xanh”.
Các tiêu chí được đặt ra để chấm điểm bao gồm 7 tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn |
Điểm |
Khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả (Energy & Atmosphere - EA): Các dự án sẽ được cộng điểm nếu giảm thiểu khả năng tiêu thụ năng lượng, tận dụng và tái tạo năng lượng. |
35 |
Sử dụng nước hiệu quả (Water Efficiency - WE) : Các biện pháp tiết kiệm nước bao gồm giảm sử dụng nước đóng chai, tăng cường tận dụng nước và lắp đặt các thiết bị, phụ kiện đi kèm hiệu quả. |
10 |
Đảm bảo chất lượng môi trường sống trong nhà (Indoor Environment Quality - IE) : Chất lượng môi trường trong nhà rất quan trọng. Dự án được cộng điểm cho việc sử dụng vật liệu phát thải thấp, cung cấp thông gió đầy đủ và theo dõi chất lượng không khí để đảm bảo môi trường lành mạnh cho con người. |
14 |
Sử dụng tài nguyên và vật liệu hiệu quả (Materials & Resources - MR): Việc lựa chọn vật liệu bền vững cũng rất quan trọng. Dự án được cộng điểm khi sử dụng vật liệu tái chế, giảm thiểu chất thải trong quá trình xây dựng và vận hành. |
14 |
Lựa chọn địa điểm phát triển bền vững (Sustainable Sites - SS): Phát triển địa điểm bền vững bao gồm việc lựa chọn những địa điểm giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái và tài nguyên nước. Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và quản lý dòng chảy nước mưa hiệu quả. |
26 |
Đổi mới và tối ưu hóa thiết kế (Innovation & Design Process - ID): Tối ưu hóa các thiết kế và đổi mới để phù hợp với môi trường. |
6 |
Khu vực ưu tiên, quản lý xây dựng và vận hành (Regional Priority - RP): Đánh giá các tiêu chí cụ thể liên quan đến khu vực địa lý của dự án. |
4 |
Quản lý dự án tác động đến từng cấp độ chứng nhận như thế nào?
Quản lý dự án đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đạt được các cấp độ chứng nhận LEED khác nhau. Việc quản lý dự án hiệu quả sẽ đảm bảo rằng tất cả các yếu tố của công trình, từ giai đoạn thiết kế đến thi công và vận hành, đều tuân thủ các tiêu chuẩn LEED một cách chặt chẽ. Dưới đây là quy trình mà APP thường áp dụng đối với các dự án mà chúng tôi quản lý.
Giai đoạn Lập kế hoạch
- Xác định mục tiêu LEED: Ngay từ đầu, nhà quản lý dự án sẽ xác định rõ mục tiêu LEED mà dự án hướng tới (Certified, Silver, Gold hay Platinum). Điều này sẽ giúp định hình các chiến lược và kế hoạch thực hiện cụ thể.
- Phân tích rủi ro: Nhận diện và đánh giá các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được chứng nhận LEED, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Sau khi đã đánh giá xong, nhà quản lý tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn của dự án, bao gồm các hoạt động, nguồn lực cần thiết và thời gian thực hiện.
Giai đoạn Thực hiện dự án
- Quản lý chất lượng: Đảm bảo rằng tất cả các vật liệu, thiết bị và công việc thi công đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường của chứng nhận LEED.
- Quản lý tiến độ: Giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và không ảnh hưởng đến việc đạt được chứng nhận LEED.
- Quản lý chi phí: Kiểm soát chặt chẽ chi phí dự án để đảm bảo không vượt quá ngân sách và vẫn đạt được các mục tiêu LEED.
- Tài liệu: Thu thập và lưu trữ đầy đủ các tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện dự án để phục vụ cho việc đánh giá và chứng nhận LEED.
Giai đoạn Hoàn thành và vận hành
- Đánh giá cuối cùng: Thực hiện đánh giá cuối cùng để đảm bảo rằng dự án đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của LEED.
- Chuyển giao: Chuyển giao các tài liệu và thông tin liên quan đến việc vận hành và bảo trì công trình cho chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý.
- Đào tạo: Đào tạo cho nhân viên vận hành về cách sử dụng và bảo trì các hệ thống của công trình để đảm bảo hiệu suất lâu dài.
Lợi ích chính của chứng nhận LEED cho các dự án
Các lợi ích chính của chứng nhận LEED đối với các dự án bao gồm:
Lợi ích Tài chính
Chứng nhận LEED mang lại nhiều lợi ích tài chính đáng kể cho các chủ sở hữu bất động sản trên toàn thế giới. Các tòa nhà đạt được chứng nhận LEED có thể được hưởng nhiều ưu đãi tài chính khác nhau, bao gồm giảm thuế và được trợ cấp. Những lợi ích tài chính này khiến chứng nhận LEED trở thành quyết định kinh tế hợp lý cho nhiều chủ sở hữu bất động sản.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, các tòa nhà được chứng nhận LEED tiết kiệm được một khoản đáng kể về các chi phí vận hành, bao gồm: chi phí năng lượng, chi phí bảo trì, chi phí nước và chi phí chất thải. Những khoản tiết kiệm này nhấn mạnh tính khả thi về mặt tài chính của việc tuân thủ theo LEED.
Thu hút Người thuê
Các tòa nhà xanh đạt chứng chỉ LEED thân thiện với môi trường, thu hút và tạo ấn tượng với Người thuê nhà. Các tòa nhà này trở thành sự lựa chọn ưu tiên của các khách hàng đề cao tính bền vững và hiệu quả về chi phí. Bên cạnh đó, các tòa nhà đạt chứng chỉ LEED có tỷ lệ bỏ trống thấp hơn các công trình “không xanh”. Tỷ lệ cho thuê củng chúng được ước tính cao hơn so với thị trường khoảng 20%.
Lợi ích Môi trường
Các tòa nhà đạt chứng chỉ LEED được thiết kế để tiết kiệm năng lượng và nguồn nước hơn. Chúng đóng vai trò chủ chốt trong việc giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon, góp phần tạo nên môi trường bền vững hơn. Bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn LEED, các tòa nhà giúp bảo tồn tài nguyên và tác động tích cực đến quản lý môi trường trên toàn thế giới.
Đạt được mục tiêu ESG
Việc tuân thủ theo các tiêu chí của LEED có đóng góp đáng kể vào việc đạt được các mục tiêu về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). Bằng cách chứng minh cam kết thực hành bền vững, các dự án có thể đạt được các mục tiêu ESG của mình, điều này có lợi thế đối với các nhà đầu tư, các bên liên quan và cộng đồng nói chung.
Danh tiếng của Công ty
Chứng chỉ LEED còn tạo ấn tượng tốt về Công ty trước mặt công chúng và xã hội qua việc thể hiện sự quan tâm tới môi trường và trách nhiệm cộng đồng. Góp phần tạo dựng danh tiếng, lòng tin đối với Khách hàng, nhà đầu tư, cải thiện quan hệ công chúng.
Các bước để Quản lý dự án đạt được chứng nhận LEED
Các giai đoạn tiếp cận chứng nhận LEED hiệu quả cho các nhà quản lý dự án
Để đạt được chứng nhận LEED, các dự án cần chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện theo từng giai đoạn sau đây:
Đăng ký Dự án
Bước đầu tiên để bắt đầu quản lý dự án LEED, bạn cần đăng ký dự án của mình với Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC). Sau khi hoàn tất việc đăng ký này, bạn có thể truy cập LEED Online - một nền tảng được thiết kế để hỗ trợ cho toàn bộ hành trình chứng nhận.
Lưu ý: Chi phí cho việc Đăng ký sẽ tùy theo quy mô và loại dự án.
Chọn Hệ thống xếp hạng LEED
LEED cung cấp nhiều hệ thống đánh giá được thiết kế riêng để phù hợp với các loại dự án khác nhau. Đảm bảo rằng quy trình chứng nhận phù hợp với các đặc điểm và nhu cầu của từng tòa nhà. Các hệ thống đánh giá này gồm:
- LEED BD+C (Building Design and Construction) dành cho dự án xây mới hoặc cải tạo lớn.
- LEED ID+C (Interior Design and Construction) dành cho các dự án thiết kế nội thất thương mại.
- LEED O+M (Building Operations and Maintenance) dành cho các tòa nhà đang hoạt động và bảo trì tòa nhà.
- LEED ND (Neighborhood Development) dành cho các dự án khu đô thị, khu dân cư phức hợp,…
- LEED Homes dành cho các dự án nhà ở đơn lẻ, chung cư, và các tiêu chuẩn khác.
Cần phải chọn hệ thống xếp hạng LEED và phiên bản phù hợp cho dự án của mình, dựa trên loại, quy mô, phạm vi và vị trí của tòa nhà. Từ đó thiết lập ngân sách, lịch trình và kế hoạch truyền thông cho dự án của mình.
Lập kế hoạch dự án
Trước khi đi sâu vào thiết kế chi tiết, hãy tiến hành lập kế hoạch và phân tích sơ bộ. Giai đoạn này cần đánh giá địa điểm dự án, mức sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước và vật liệu. Phân tích này giúp xác định các cơ hội để tối đa hóa tính bền vững của dự án và đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu của LEED đều được xem xét ngay từ đầu.
Giai đoạn này, việc tập hợp Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức về LEED là rất cần thiết. Một Nhà Quản lý dự án có kinh nghiệm sẽ giúp Dự án của bạn đạt được chứng chỉ LEED một cách thuận lợi.
Thiết kế và Xây dựng
Sau khi hoàn thành kế hoạch và phân tích sơ bộ, tiếp theo là lập tài liệu thiết kế cho dự án. Thiết kế công trình phải đáp ứng các tiêu chí của LEED về tiết kiệm năng lượng, sử dụng nước hiệu quả, vật liệu xanh, chất lượng không khí trong nhà,… Sử dụng các vật liệu có hàm lượng tái chế cao, có nguồn gốc địa phương và tác động môi trường thấp. Việc ghi lại các yếu tố này đảm bảo rằng mọi khía cạnh của dự án sẽ phù hợp với các yêu cầu của LEED, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chứng nhận.
Sau khi đã thực hiện xong tài liệu Thiết kế, quá trình Xây dựng sẽ được tiến hành. Quá trình này phải đảm bảo rằng dự án tuân thủ theo những thiết kế đã được ghi chép trước đó. Đây là giai đoạn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhóm với nhau, bao gồm: thiết kế, nhà thầu và Quản lý dự án để duy trì sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí LEED.
Việc thực hiện kiểm tra công trình, chất lượng chặt chẽ trong suốt quá trình xây dựng cũng rất cần thiết để đảm bảo công trình tuân thủ các tiêu chuẩn LEED.
Xin cấp Chứng nhận LEED
Sau khi hoàn thành xây dựng, bước tiếp theo là thu thập và nộp đầy đủ các tài liệu chứng minh để LEED xem xét. Các chuyên gia LEED sẽ xem xét hồ sơ để đánh giá mức độ tuân thủ của dự án với các tiêu chuẩn LEED. Quy trình này thường bao gồm: đánh giá sơ bộ, trong đó phản hồi ban đầu được cung cấp và đánh giá cuối cùng. Trong thời gian này, nhóm dự án có thể giải quyết mọi vấn đề liên quan hoặc cung cấp thông tin bổ sung để đảm bảo đáp ứng mọi tiêu chí.
Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, dự án sẽ nhận được chứng nhận LEED và phản hồi chi tiết. Mức chứng nhận: Certified, Silver, Gold hoặc Platinum sẽ được cấp dựa trên tổng số điểm trên nhiều hạng mục khác nhau. Ngoài ra, USGBC còn phản hồi về hiệu suất của dự án, nêu bật các điểm mạnh và các hạng mục cần cải thiện. Phản hồi này vô cùng có giá trị đối với các dự án trong tương lai và giúp củng cố cam kết thực hiện các hoạt động xây dựng bền vững. extremely useful for future projects and helps reinforce a commitment to sustainable building practices.
Vận hành và bảo trì
Sau khi dự án đã hoàn thành, tiến hành đào tạo cho nhân viên vận hành về cách sử dụng và bảo trì các hệ thống của công trình để đảm bảo hiệu suất lâu dài. Theo dõi và đánh giá hiệu suất của công trình so với các mục tiêu đã đặt ra. Thực hiện bảo trì định kỳ để duy trì hiệu suất của công trình.
Cách APP tiếp cận chứng nhận LEED hiệu quả trong các dự án quy mô lớn
Việc tuân thủ theo LEED luôn là tâm điểm được chú ý trong quy trình làm việc của APP khi quản lý các dự án xây dựng. Về lý thuyết, APP tuân theo các giai đoạn nêu trên trong quá trình quản lý dự án. Ngay từ những bước ban đầu, APP luôn theo sát dự án để đảm bảo các tiêu chí đều đáp ứng theo yêu cầu của LEED. Trên thực tế, chúng tôi đánh giá kỹ lưỡng các tiêu chí LEED phù hợp với từng dự án, xây dựng những kế hoạch thực hiện linh hoạt và tùy biến cao. Đồng thời, việc tích hợp các giải pháp bền vững địa phương và tối ưu hóa nguồn lực giúp các dự án vừa đạt được chứng nhận LEED, vừa mang lại giá trị bền vững lâu dài.
APP luôn chú trọng đến sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong ngành xây dựng. Bằng cách sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý dự án hiện đại, hỗ trợ tối ưu hóa quá trình làm việc và đưa ra các giải pháp sáng tạo để vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm và áp dụng các công nghệ mới cũng sẽ giúp các dự án trở nên bền vững hơn và đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất của LEED.
Những thách thức trong quản lý dự án để đạt chứng nhận LEED và cách vượt qua chúng
Việc đạt được chứng nhận LEED cho các dự án quy mô lớn là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, tài chính và nhân lực. Dưới đây là một số thách thức điển hình và cách xử lý do APP đưa ra:
Thách thức về Tài chính
Đây có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất của các nhóm và nhà đầu tư công trình. Chi phí ban đầu cho các giải pháp bền vững thường cao hơn so với các giải pháp truyền thống. Sự thay đổi trong thiết kế hoặc vật liệu có thể dẫn đến vượt quá ngân sách. Việc tính toán chính xác chi phí cho các hạng mục LEED có thể phức tạp.
Để có thể khắc phục tình trạng này, APP tiến hành phân tích kỹ lưỡng để so sánh chi phí ban đầu và lợi ích lâu dài của các giải pháp bền vững. Ngân sách được lập chi tiết cho từng giai đoạn của dự án, bao gồm cả các khoản dự phòng cho những thay đổi không lường trước. Bên cạnh đó, chúng tôi áp dụng các phần mềm quản lý chi phí để theo dõi sát sao các khoản chi tiêu và phát hiện sớm các dấu hiệu vượt quá ngân sách.
Thách thức về Thời gian
Các yêu cầu về chứng nhận LEED thường đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với các dự án thông thường. Sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt hoặc cung cấp vật liệu có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Việc thực hiện các biện pháp kiểm tra và đánh giá LEED cũng tốn thời gian.
Để đảm bảo tiến độ dự án, đội ngũ APP tiến hành lập kế hoạch thời gian chi tiết cho từng giai đoạn của dự án, xác định các mốc quan trọng và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Xác định và đánh giá các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra, chúng tôi cũng áp dụng các phần mềm quản lý dự án để theo dõi tiến độ thực tế và so sánh với kế hoạch. Sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch khi có những thay đổi không lường trước.
Kết luận: Giá trị của chứng nhận LEED trong quản lý dự án
LEED không chỉ đơn thuần là một chứng nhận mà còn là một hệ thống quản lý dự án toàn diện, hướng tới sự bền vững lâu dài. Bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn LEED, dự án không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng giá trị tài sản và góp phần xây dựng một tương lai bền vững cho các thế hệ sau.
Mặc dù ban đầu có thể tốn kém hơn nhưng việc đạt được chứng nhận LEED mang lại nhiều lợi ích kinh tế lâu dài. Từ việc giảm chi phí vận hành, tăng hiệu suất năng lượng đến việc thu hút khách hàng và nhà đầu tư, chứng nhận LEED đã chứng minh được giá trị của mình trong việc nâng cao tính cạnh tranh của các dự án.
Bên cạnh tập trung vào các vấn đề môi trường, chứng nhận LEED còn quan tâm đến sức khỏe và sự thoải mái của con người. Bằng việc tạo ra các không gian làm việc và sống xanh, LEED góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các bệnh liên quan đến môi trường và tạo ra một cộng đồng bền vững.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa ngày càng gia tăng, việc áp dụng LEED đã trở thành một xu hướng tất yếu trong ngành xây dựng. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác tin cậy để hiện thực hóa các dự án xanh của mình, APP chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Với đội ngũ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình thực hiện dự án, đảm bảo mọi tiêu chuẩn của LEED được đáp ứng. Chúng tôi sẽ giúp dự án vượt qua mọi thách thức và đạt được thành công.
Vui lòng gửi thông tin hoặc yêu cầu cần tư vấn cho Asia Pacific Projects qua:
NGUYEN THI HIEU | Quan Hệ Địa Phương
Số điện thoại: +84 918 331 489
Email: hieu.nguyen@appmvn.com